7 ký hiệu thường gặp trên sản phẩm nhựa, loại nào an toàn nhất?

Bạn có bao giờ để ý đến những con số nhỏ bé bên trong hình tam giác trên các sản phẩm nhựa không? Chúng không chỉ là những hình vẽ ngẫu nhiên mà còn mang ý nghĩa rất quan trọng, cho biết loại nhựa và mức độ an toàn của sản phẩm đó. Cùng tìm hiểu về 7 ký hiệu nhựa phổ biến nhất và cách phân biệt chúng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!

Ký hiệu trên sản phẩm nhựa - Hiểu để đảm bảo an toàn sức khỏe

 

 

Tại sao cần quan tâm đến ký hiệu trên sản phẩm nhựa?

Nhựa là một vật liệu tiện lợi và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nhựa đều an toàn. Một số loại nhựa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc chứa đựng thực phẩm có thể giải phóng các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Việc hiểu rõ về các ký hiệu trên sản phẩm nhựa sẽ giúp bạn:

Chọn được sản phẩm an toàn: Tránh sử dụng những sản phẩm nhựa có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi đựng thực phẩm hoặc đồ uống nóng.

Tái chế đúng cách: Mỗi loại nhựa có quy trình tái chế riêng. Việc phân loại nhựa theo ký hiệu sẽ giúp quá trình tái chế diễn ra hiệu quả hơn.

Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu lượng nhựa thải ra môi trường và góp phần bảo vệ trái đất.

 

A Quick Overview of Plastic Recycling & its Processes - Plastivision

7 ký hiệu nhựa phổ biến nhất

1. PET hoặc PETE (Số 1): Thường được sử dụng để sản xuất chai nước, chai đựng đồ uống có ga. Không nên tái sử dụng nhiều lần và tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Khám Phá Đặc Điểm Nổi Bật Của Loại Nhựa Số 1 Trên Thị Trường

 

2. HDPE (Số 2): Loại nhựa cứng, bền, thường dùng để sản xuất chai đựng sữa, dầu ăn, chất tẩy rửa. Đây là loại nhựa tương đối an toàn và có thể tái chế nhiều lần.

7 CON SỐ KÝ HIỆU VỀ NHỰA CẦN TÌM HIỂU ĐỂ TRÁNH NHIỄM ĐỘC

 

3. PVC (Số 3): Loại nhựa mềm, dẻo, thường dùng để sản xuất ống nước, màng bọc thực phẩm. Chứa chất hóa học độc hại, không nên sử dụng để đựng thực phẩm hoặc đồ uống.

Chai hộp nhựa có ký hiệu 3,6,7 có nghĩa là gì?

 

4. LDPE (Số 4): Loại nhựa mềm, dẻo, thường dùng để sản xuất túi nilon, màng bọc thực phẩm. Không nên sử dụng trong lò vi sóng hoặc ở nhiệt độ cao.

Ký hiệu nhựa dưới đáy chai: 7 con số về nhựa bạn nên biết

 

5. PP (Số 5): Loại nhựa cứng, bền, chịu nhiệt tốt, thường dùng để sản xuất hộp đựng thực phẩm, ống hút. Đây là loại nhựa tương đối an toàn và có thể tái chế nhiều lần.

Đặc điểm và ứng dụng của nhựa số 5 (PP) trong cuộc sống

 

 

6. PS (Số 6): Loại nhựa cứng, giòn, thường dùng để sản xuất hộp đựng thức ăn nhanh, cốc giấy. Không nên sử dụng để đựng thức ăn nóng hoặc đồ uống có tính axit.

Giải mã' các ký hiệu trên đồ nhựa để bảo vệ sức khỏe của mình

 

7. Other (Số 7): Bao gồm các loại nhựa khác không thuộc các loại trên. Nhựa số 7 gồm phổ biến nhất là nhựa PC và nhựa Tritan, trong đó nhựa Tritan – có nguồn gốc từ tự nhiên vẫn là loại được đánh giá an toàn nhất trong các loại nhựa kể trên.

Ứng dụng của nhựa số 7 trong đời sống và công nghiệp

Nhiều người thường nhẫm lẫn nhựa Tritan và nhựa PC nhưng 2 loại này hoàn toàn khác nhau và cần được phân biệt như sau:

– Nhựa PC: là loại nhựa tốt nhưng vẫn chứa chất BPA, không được tái chế. Nhựa trong suốt và cứng, khi rơi dễ vỡ. Dưới đấy bình được đánh số 7 (mã nhận diện số 7) nhưng trên thân bình không có chữ BPA Free (hoặc không chứa BPA).

– Tritan: là loại nhựa tự nhiên, dưới đáy bình có đánh số 7, trên thân bình có ghi chú chữ BPA Free Tritan (Hoặc không chứa BPA). Nhựa có độ trong suốt như thủy tinh, khi rơi khó vỡ, nhựa đặc biệt an toàn cho người sử dụng, nhất là thường dùng làm bình đựng nước thể thao.

Nhựa Tritan số 7 có an toàn không? Có nên sử dụng bình Tritan - Thế Giới  Điện Giải

Loại nhựa nào an toàn nhất?

Cách nhìn ký hiệu để phân biệt các loại nhựa cực độc gây hại sức khỏe

Nhựa HDPE (số 2), PP (số 5) và Trian (số 7) thường được đánh giá là những loại nhựa an toàn nhất. Chúng có độ bền cao, chịu nhiệt tốt và ít giải phóng chất hóa học độc hại. 

Ngoài ra, nhựa PETE (số 1) và LDPE (số 4) cũng là loại nhựa an toàn có thể sử để đựng thực phẩm nhưng không nên tái chế nhiều lần và tránh tiếp xúc nhiệt độ cao.

Nhựa PVC (số 3), PS (số 6) và PC (số 7) là các loại nhựa không nên dùng để đựng thực phẩm.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, đặc biệt là khi đựng thực phẩm hoặc đồ uống.

Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm nhựa

– Không sử dụng sản phẩm nhựa bị trầy xước hoặc biến dạng.

– Không hâm nóng thức ăn trong hộp nhựa bằng lò vi sóng trừ khi có ghi chú rõ ràng.

– Không dùng lại chai nhựa nhiều lần.

– Tái chế nhựa đúng cách để bảo vệ môi trường.

 

CÔNG TY TNHH NHỰA QUỐC TẾ ANH TÚ

CÔNG TY TNHH NHỰA QUỐC TẾ ANH TÚ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *